Đó là lời khẳng định của cô trong một buổi phỏng vấn vừa diễn ra của kênh CNBC. Cụ thể, các nhà đầu tư đang hy vọng Apple có thể lặp lại năm tài chính năm 2015 với sự thành công của iPhone 6 và iPhone 6 Plus. Cách đây hai năm với 2 thiết bị trên, doanh thu của Táo khuyết trong năm 2015 đạt 31 tỷ USD, vượt xa kỳ vọng của nhiều người.
Như vậy, các nhà phân tích đang muốn doanh thu của hãng trong năm tài chính 2018 (bắt đầu từ tháng này) phải đạt 30 tỷ USD, tương đương với việc bán ra 290 triệu chiếc iPhone trong quãng thời gian này. Vấn đề là với năm 2015, doanh số iPhone 6 của hãng là 231 triệu, trong khi ước tính của Wall Street cho rằng Apple sẽ xuất xưởng 245 triệu iPhone trong năm 2018. Nếu đạt được con số trên, Apple có thể đạt kỷ lục mới về lượng máy bán ra nhưng doanh thu thì không thể được như các nhà đầu tư mong đợi.
Theo PhoneArena, trong khi iPhone 8 và iPhone 8 Plus có thể không đủ để đạt mức doanh thu mà Wall Street đưa ra thì thiết bị duy nhất có thể giúp Apple đạt được mục tiêu là iPhone X. Đây là chiếc iPhone đầu tiên có màn hình OLED 5.8 inch viền mỏng, loạt tính năng mới như ARKit, chế độ chụp ảnh Portrait Lighting, nhận diện khuôn mặt Face ID với camera TrueDepth, sạc không dây,… 1.000 USD là cái giá phải trả cho tất cả các công nghệ trên. Sự phức tạp của camera TrueDepth cũng ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của iPhone X. Tổng hợp các thông tin trên, Apple có thể chỉ có một lượng iPhone X rất nhỏ để lên kệ đúng hẹn vào ngày 3/11, còn lại sẽ dời ngày bán đến tháng 12.
Với năm tài khóa 2019, Scribner dự đoán nó sẽ giống năm 2016 khi iPhone 6s ra mắt. Doanh thu của hãng trong năm tài khóa 2019 sẽ giảm.
Ngày 13/10, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chủ trì cuộc họp với một số đơn vị chức năng của Bộ về triển khai các nhiệm vụ của Bộ TT&TT trong việc thực hiện Luật Quản lý Ngoại thương (QLNT).
Được thông qua ngày 12/6/2017 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, Luật QLNT quy định các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo đại diện Vụ CNTT - Bộ TT&TT, đây là nội luật có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng lớn đến và trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đời sống kinh tế, xã hội. Vì luật này bao hàm các quy định điều chỉnh quan hệ trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) thương mại hàng hóa quốc tế.
Đối với lĩnh vực TT&TT, các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành của Bộ trước đây thực thi theo Luật Thương mại 2005 cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung và thay thế để phù hợp với các quy định mới đã được thay thế trong Luật QLNT.
Trong báo cáo triển khai thực hiện Luật QLNT về hoạt động XNK hàng hóa trong lĩnh vực TT&TT, Vụ CNTT cho biết, Luật QLNT gồm 8 Chương, 113 Điều. Trong đó, liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa mà các đơn vị trong Bộ TT&TT đang thực hiện được quy định phần lớn ở Chương II - Các biện pháp hành chính và một phần của Chương III - Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch, với 3 nội dung chính: Quy định về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Quy định về quản lý XNK hàng hóa theo giấy phép, điều kiện; Quy định về gia công hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cho thương nhân nước ngoài.
Cùng với việc phân tích những quy định mới của Luật QLNT so với quy định hiện hành trong các nội dung liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa mà các đơn vị trong Bộ TT&TT đang thực hiện, đại diện Vụ CNTT cũng chỉ rõ các nội dung cần thực hiện điều chỉnh của từng lĩnh vực.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các nội dung của Luật QLNT và dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật này, Vụ CNTT cũng đã có một số đề xuất về nội dung và tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ TT&TT.
Cụ thể, về nội dung Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, Vụ CNTT đề nghị 4 đơn vị gồm Vụ Bưu chính; Cục Viễn thông; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục An toàn thông tin phối hợp với Vụ xây dựng các nội dung quy định về cấp phép nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành phù hợp với đặc thù và yêu cầu của công tác quản lý.
Đối với việc rà soát chuẩn hóa các Danh mục hàng hóa chuyên ngành tại 4 Thông tư (gồm: Thông tư 18/2014 hướng dẫn Nghị định 187/2013 đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện; Thông tư 26/2014 hướng dẫn Nghị định 187/2013 đối với việc nhập khẩu tem bưu chính và Thông tư 16/2015 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định 187/2013 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm; Thông tư 31/2015 ban hành Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu), Vụ CNTT đề nghị Vụ Bưu chính; Cục Viễn thông; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục An toàn thông tin chủ động phối hợp với Vụ để rà soát các Danh mục hàng hóa chuyên ngành tại các Thông tư nêu trên phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại Thông tư 65 ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính.
" alt=""/>Bộ TT&TT sẽ lập Tổ công tác về triển khai Luật Quản lý Ngoại thươngThông tin trên AnTuTu tiết lộ, Galaxy C7 Pro sẽ được Samsung trang bị màn hình độ phân giải fullHD, camera "tự sướng" mặt trước với độ phân giải lên tới 16 MP. Phía mặt sau máy chúng ta cũng sẽ có camera 16 MP. Các thông số kỹ thuật khác của máy gồm chip xử lý Snapdragon 626, hệ điều hành Android 6.0.1, cùng 4 GB RAM. Những thông tin rò rỉ trên AnTuTu này cũng trùng khớp với những gì trang Geekbench cho biết trước đó, một "bằng chứng" cho thấy sản phẩm chính thức sẽ đúng như các tin tức đồn đoán thời gian qua.
" alt=""/>Samsung sắp tung Galaxy C7 Pro: màn hình fullHD, camera 'tự sướng' 16 MP